Bối cảnh Phục_Hưng

Cảnh quan Firenze, trung tâm bắt nguồn Phục Hưng
Bài chi tiết: Phục hưng Ý

Nhiều học giả cho rằng tư tưởng đặc trưng cho Phục hưng bắt nguồn từ thành phố Firenze (tức Florence) vào cuối thế kỷ XIII, với văn chương của Dante Alighieri (1265-1321) và Francesco Petrarca (1304-1374), cũng như các họa phẩm của Giotto di Bondone (1267-1337). Một số nhà văn xác định cụ thể điểm bắt đầu là năm 1401, khi hai tài năng kình địch Lorenzo GhibertiFilippo Brunelleschi tranh đua để giành hợp đồng xây dựng Nhà thờ Firenze.[17] Những người khác sử gia nhận thấy sự cạnh tranh rộng rãi giữa các nghệ sĩ, bác học như Brunelleschi, Ghiberti, Donatello, và Masaccio về phận sự của nghệ thuật như một sự khuấy động sức sáng tạo của Phục Hưng. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều tranh luận về lý do tại sao thời kỳ Phục hưng lại bắt đầu tại Ý, và tại sao nó lại bắt đầu vào một thời điểm như thế[18]. Bởi vậy, một số giả thuyết đã được đưa ra để giải thích nguồn gốc của Thời kỳ Phục Hưng.

Phục hồi di sản La Mã và Hy Lạp

Đối lập hoàn toàn với thời Trung kỳ Trung Đại, khi các học giả Latin tập trung chủ yếu vào nghiên cứu các công trình tiếng Hy Lạp và Ả Rập về khoa học tự nhiên, triết học và khoa học, các học giả Phục Hưng quan tâm chủ yếu đến việc khôi phục và nghiên cứu các tác phẩm văn học, lịch sử và hùng biện tiếng Latin và Hy Lạp. Nói một cách khái quát, điều này bắt đầu từ thế kỷ XIV với một giai đoạn Latin, khi các học giả Phục Hưng như Petrarca, Coluccio Salutati (1331-1406), Niccolò de' Niccoli (1364-1437) và Poggio Bracciolini (1380-1459) lùng sục các thư viện châu Âu để tìm kiếm các công trình của Cicero, LiviusSeneca[19]. Tới đầu thế kỷ XV, một khối lượng lớn tư liệu Latin được khôi phục, và các học giả phương Tây bắt đầu chuyển sự chú ý sang các tác phẩm thần học, hùng biện, văn học, lịch sử Hy Lạp[20].

Khác với tư liệu Latin, những tư liệu Hy Lạp nhận được sự quan tâm rất hạn chế những thế kỷ đầu thời Trung Đại, trừ Byzantine vẫn tiếp tục nghiên cứu chúng như là di sản văn hóa chính thống của họ. Sự kiện thường được cho là đánh dấu sự trở lại của ngôn ngữ Hy Lạp trong nền học thuật châu Âu là vào cuối thế kỷ XIV khi Coluccio Salutati mời nhà ngoại giao và học giả Byzantine Manuel Chrysoloras tới Florence để dạy tiếng Hy Lạp[21]. Đặc biệt các cuộc Thập tự chinh và sau đó là sự sụp đổ của thành Constantinopolis năm 1453 đã dẫn đến làn sóng tỵ nạn của các học giả Byzantine sang châu Âu định cư, mang theo một khối tư liệu Hy Lạp vô cùng quý giá[22].

Nước Ý cuối thời Trung Cổ

Bản đồ chính trị của Bán đảo Italia khoảng năm 1494.

Trong suốt giai đoạn cuối thời kỳ Trung cổ, tiền bạc và nghệ thuật đã luôn đi liền với nhau. Nghệ sĩ phụ thuộc hoàn toàn vào những nhà bảo trợ trong khi những nhà bảo trợ cần tiền để chu cấp cho các tài năng. Sự thịnh vượng đến với Ý trong các thế kỷ XIV, XV và XVI với sự mở rộng giao thương giữa châu Á và châu Âu. Nguồn bạc từ các mỏ ở Tyrol cũng giúp tăng cường dòng chảy của tiền bạc. Thành Genova và Venezia còn nhận được các chiến lợi phẩm và hàng hóa xa xỉ ở Phương Đông sau các cuộc Thập tự chinh.[23]

Những thể chế chính trị độc đáo của Italia hậu kỳ Trung Đại khiến cho một số người lập luận rằng điều kiện xã hội khác thường của nó cho phép sự nảy nở văn hóa hiếm có. Italia không tồn tại một thực thể chính trị thống nhất ở thời kỳ này. Thay vào đó, nó chia thành nhiều lãnh địa, thị quốc lớn nhỏ: Vương quốc Napoli thống trị phương Nam, Cộng hòa FirenzeLãnh địa Giáo hoàng ở trung tâm, MilanGenova lần lượt ở phía bắc và phía tây, Venezia ở phía đông. Mặt khác, Italia thế kỷ XV là một trong những khu vực đô thị hóa nhất châu Âu đương thời[24]. Ở các thành phố này nhiều phế tích và dấu ấn La Mã vẫn còn duy trì, dường như bản chất cổ điển của Phục Hưng gắn với cội nguồn của nó tại nơi từng là trái tim của Đế quốc La Mã cổ xưa[25].

Quentin Skinner chỉ ra rằng Otto của Freising người Đức thăm Italia thế kỷ XII đã ghi nhận một dạng thức tổ chức xã hội và chính trị mới lan rộng khắp Italia, khiến cho Italia ít nhiều đã thoát ra khỏi chế độ phong kiến thông thường để tiến tới một xã hội dựa trên thương nhân và thương mại. Đi cùng với điều này là một tư tưởng chống quân chủ, như thể hiện trong nhóm tranh tường nổi tiếng ở Siena của Ambrogio Lorenzetti, Ngụ ngôn về Chính phủ Tốt và Xấu, với thông điệp mạnh mẽ về những đức tính bình đẳng, công bằng, chủ nghĩa cộng hòa và một nền cai trị công minh. Tự tách biệt mình khỏi cả Giáo hội và Đế quốc, các cộng hòa thành thị này tin tưởng vào lý tưởng tự do[26]. Tuy rằng các thị quốc mang danh cộng hòa này về thực chất là các chính thể đầu sỏ, chúng là các chính quyền chịu trách nhiệm trước dư luận và ít nhiều mang các đặc điểm của một nền dân chủ[27][28]; chính nền chính trị tương đối tự do này tạo điều kiện thuận lợi cho những tiến bộ về nghệ thuật và học thuật[29]. Ngoài ra, vị trí của các thị quốc Italia, nhất là Venezia, như những trung tâm giao thương lớn của khu vực cho phép sự tiếp thu (cũng như truyền bá) tiến bộ. Những thương nhân mang lại nhiều ý tưởng mới từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là miền Levant. Sự giàu có khổng lồ của các thương nhân và quý tộc Italia đem lại một công chúng rộng rãi cũng như các nhà bảo trợ hào phóng, cho phép các dự án nghệ thuật cá nhân nảy nở và nhiều người có nhiều thời gian thư nhàn cho nghiên cứu[29].

Nạn dịch hạch

Một số người lập luận rằng sự tàn phá của Cái chết ĐenFirenze, đổ bộ vào châu Âu vào những năm 1348-1350, dẫn đến một sự thay đổi thế giới quan của người Italia thế kỷ XIV. Italia là nơi chịu ảnh hưởng đặc biệt nặng nề của trận dịch hạch này, và người ta phỏng đoán rằng sự quen thuộc với chết chóc và sự bất lực của đức tin đã khiến cho nhiều nhà tư tưởng nhìn vào hiện thực trên trần gian hơn là tính tinh thần và thế giới bên kia.[30] Có người suy luận hoàn toàn khác, cho rằng Cái chết Đen đã làm gia tăng lòng mộ đạo thể hiện trong sự bảo trợ các tác phẩm nghệ thuật tôn giáo.[31] Nhưng dù sao thì dịch hạch chỉ là một yếu tố phụ trợ, kết hợp với các yếu tố nêu trên để giải thích sự xuất hiện Phục Hưng ở Ý.[7]

Bức Le Triomphe de la Mort ("Thần Chết Khải hoàn", vẽ khoảng 1562) của Pieter Bruegel phản ánh những biến động và sợ hãi mang tính toàn xã hội theo sau bệnh dịch hạch tàn phá châu Âu Trung Cổ.

Mầm mống bệnh dịch đến từ những chiếc thuyền buồm trở về từ các cảng châu Á mang theo bọ chét và người nhiễm dịch hạch, và nhanh chóng lan rộng do sự thiếu vệ sinh và y tế đương thời. Dân số Florence đã giảm gần một nửa chỉ trong năm 1347, kéo theo đó là một sự thiếu hụt nhân công lao động. Lương của người lao động tăng đáng kể, và người bình dân nhờ đó mà có nhiều tự do hơn, thậm chí còn du hành đi tìm những nơi có điều kiện làm việc thuận lợi nhất.[32]

Sự suy giảm nhân khẩu đột ngột gây ra nhiều hậu quả kinh tế khác: giá thực phẩm và giá đất đai tụt mạnh từ 30 tới 40% ở nhiều miền ở châu Âu trong một nửa thế kỷ ở giai đoạn 1350-1400[33]. Những người sống sót trận dịch hạch hưởng quyền thừa kế những tài sản của những người quá cố, cũng như giá nhu yếu phẩm dễ chịu. Ở Firenze, đã có lúc thành phố rơi vào hỗn loạn tới mức hội đồng thành phố không thể nhóm họp, nhưng nhìn chung chính quyền vẫn duy trì hoạt động trong thời kì này.[34]


Truyền thống bảo trợ nghệ thuật ở Firenze

Lorenzo de' Medici, nhà cai trị Firenze nổi tiếng vì bảo trợ nghệ thuật.

Từ lâu người ta đã tranh cãi tại sao Phục Hưng là bắt đầu từ Firenze mà không phải nơi nào khác. Một số người nhấn mạnh vai trò của dòng họ Medici, một gia đình nhiều đời là chủ ngân hàng lớn nhất và sau là công tước của Firenze, đóng vai trò quan trọng trong nền chính trị thành phố cũng như khuyến khích nghệ thuật. Đặc biệt, Lorenzo de' Medici (1449–1492) tức "Lorenzo Vĩ đại" không chỉ là một nhà bảo trợ nghệ thuật lớn mà còn là người tích cực khuyến khích các gia đình trưởng giả ở Firenze quan tâm tới nghệ thuật và bảo trợ nghệ sĩ. Dưới thời của ông nhiều nghệ sĩ vĩ đại Leonardo da Vinci, Sandro Botticelli, và Michelangelo Buonarroti có cơ hội thể hiện tài năng[8]. Các cơ sở tôn giáo cũng đặt hàng hàng loạt tác phẩm, như tu viện di San Donato agli Scopeti[35].

Tuy nhiên, sự thật là không phải tới thời Lorenzo nắm quyền Phục Hưng mới ra đời, mà bản thân gia đình Medici cũng chỉ thừa hưởng truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze và phát huy nó. Một số người cho rằng Firenze trở thành nơi khởi đầu Phục Hưng là do may mắn, nghĩa là đơn thuần bởi vì những vĩ nhân ngẫu nhiên sinh ra ở đây: cả da Vinci, Botticelli và Michelangelo đều là người xứ Toscana (mà Firenze là thủ phủ)[36]. Tuy nhiên các nhà sử học khác phản đối ý kiến cho rằng đây là sự ngẫu nhiên và quy cho truyền thống trọng nghệ thuật của Firenze[37].